Góc tư vấn

Vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khó khăn khi tiếp cận vay vốn ngân hàng ?

Qua tổng kết trong thời gian qua, mặc dù tăng trưởng tín dụng trên thị trường vẫn đạt mức cao so với các năm trước nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Vì sao lại như vậy ?  Dưới đây là bản tổng hợp các nguyên nhân chính dẫn tới điều này.   

1. Có lịch sử nợ quá hạn và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Các ngân hàng khi quyết định cho vay đều tham khảo thông tin CIC. Yêu cầu khách hàng có lịch sử trả nợ tốt là yêu cầu bắt buộc tại tất cả các ngân hàng, tuy nhiên có nhiều khách hàng vẫn coi nhẹ điều này trong thời gian qua. Các khoản thanh toán nợ vay tại ngân hàng là các khoản chi phí cố định hàng tháng cần thực hiện. Khi gặp khó khăn về tài chính hoặc không dư dả nguồn vốn, doanh nghiệp đứng trước một bài toán là cần thanh toán cái gì trước và cái gì là sau. Do không xác định tính chất quan trọng ngay từ đầu nên doanh nghiệp đã không ưu tiên thanh toán trước khoản nợ vay đến hạn. Có nhiều doanh nghiệp không gặp khó khăn đến nỗi để trả nợ vay đến hạn, tuy nhiên có thể họ lại dành tài chính ưu tiên thanh toán khoản tiền kém quan trọng hơn chẳng hạn tập trung tích lũy hàng tồn kho cho thời vụ. Khách hàng đâu biết rằng chỉ sau 10 ngày chậm đóng lãi thì khoản vay đã chuyển thành nợ nhóm 2. Nếu sau 90 ngày không trả nợ thì khoản vay chuyển thành nợ xấu. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới nếu tiếp tục cần vay vốn ngân hàng.  

doanh nghiệp nhỏ khó vay vốn ngân hàng

 

2. Doanh nghiệp không có phương án kinh doanh khả thi

Các doanh nghiệp tại Việt Nam còn yếu kém trong việc xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn. Nhiều khi một ý tưởng kinh doanh, một kế hoạch kinh doanh đều do ý chí của một người quản lý cấp cao nhất, không phải quan điểm của cả hội đồng cổ đông. Ý tưởng khi đưa vào triển khai lại thực hiện rất nghiệp dư theo kiểu làm đến đâu thì xử lý đến đó, vướng tại đâu thì giải quyết tại đó. Không xây dựng các chiến lược bài bản, nghiên cứu tiền khả thi, độ nhạy của thị trường hay các rủi ro có thể gặp phải. Do vậy phương án các doanh nghiệp đưa ra không bao quát được tất cả các vấn đề có thể phát sinh. Khi đưa phương án kinh doanh của doanh nghiệp ra bảo vệ trước Hội đồng tín dụng của ngân hàng thì lại bộc lộ nhiều yếu kém khó khắc phục. Vì lẽ đó rất khó để phía ngân hàng phê duyệt khoản vay cho khách hàng.

3. Các chỉ số an toàn của doanh nghiệp không khả quan.

Đó là các chỉ số cơ bản như chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số dòng tiền hoạt động, chỉ số vòng quay vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu – phải trả, vòng quay hàng tồn kho, đòn bẩy tài chính, .. các chỉ số này không nằm trong khoảng giới hạn an toàn tài chính.

Nguyên nhân có thể là do các nguyên tắc tài chính của doanh nghiệp không xuất phát từ các tính toán khoa học theo bài bản, mà theo cảm tính của người quản lý. Ví dụ khi sử dụng hàng tồn kho nhiều quá khiến vòng quay vốn lưu động lưu chuyển chậm sẽ dẫn tới hiệu quả tài chính kém, hay việc sử dụng vốn vay ngân hàng quá nhiều dẫn tới doanh nghiệp gặp rủi ro về tài chính.

4. Các số liệu tài chính của doanh nghiệp chưa rõ ràng minh bạch.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể có tới hai hệ thống báo cáo tài chính bao gồm báo cáo nộp thuế và báo cáo nội bộ. Các khoản doanh thu phát sinh lại thường không được xuất hóa đơn để tính toán doanh thu hợp lệ, .. tiêu biểu như các doanh nghiệp về bán lẻ, hàng tiêu dùng, ăn uống, dịch vụ. Ngoài ra các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động không theo tình hình thực tế thị trường mà theo số lượng hóa đơn đầu vào doanh nghiệp cung cấp. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong nước phần lớn không được kiểm toán, chất lượng báo cáo tài chính thấp, kể cả phát sinh các lỗi sơ đẳng trong nghiệp vụ kế toán. Nhiều doanh nghiệp thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính mang tính đối phó chưa thể hiện số liệu chính xác tình hình hoạt động. Vì các lẽ đó các số liệu tài chính của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo không rõ ràng minh bạch, từ đó rất khó để làm căn cứ để ra quyết định cho vay.

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản được đưa ra để giải thích lý do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp khó khăn khivay tiền ngân hàng. Để giải quyết được vấn đề này mang tính lâu dài, trước hết cần tính chủ động các doanh nghiệp để thay đổi thói quen kinh doanh đã lâu năm trên thị trường theo các chuẩn mực tài chính của thị trường thế giới. Việc thay đổi cũng có thể từ phía ngân hàng bằng cách thay đổi các tiêu chí phê duyệt khoản vay, tuy nhiên đây là việc hạn chế nên làm vì nó có thể làm ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát rủi ro của cả hệ thống.

Bình luận

Đăng ký tư vấn

Bạn đang có nhu cầu vay vốn, nhưng bạn có lý do chưa tiện trao đổi, nói chuyện trực tiếp. Bạn hãy để lại thông tin theo form dưới đây.Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

vaytiennhanh.vn
X
Thu nhỏ

Hotline hỗ trợ:0982667684